Shopify và BigCommerce là hai nền tảng xây dựng trang web thương mại điện tử đang rất phổ biến hiện nay. Chúng cung cấp những công cụ cần thiết để các chủ kinh doanh có thể thiết lập một cửa hàng trực tuyến và kết nối với khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, có khá nhiều người dùng thắc mắc về việc “Nên sử dụng nền tảng Shopify hay BigCommerce?”. Chính vì thế, Query Consulting sẽ tiến hành thực hiện một bài so sánh, phân tích chi tiết hai nền tảng này để có thể đem đến cho bạn lời giải đáp phù hợp, chính xác nhất cho thắc mắc trên. Cùng theo dõi nhé!
Khái quát về Shopify và BigCommerce
Shopify được thành lập vào năm 2004, có trụ sở chính đặt tại Ottawa, Ontario, Canada – một công ty phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ với sự tăng trưởng theo cấp số nhân, thu hút hơn 600.000 nhà bán lẻ trực tuyến sử dụng nền tảng của họ.
Về BigCommerce, nền tảng này ra đời sau Shopify khoảng 5 năm, có trụ sở công ty đặt tại Austin, Texas và hiện đang phục vụ khoảng hơn 100.000 cửa hàng trực tuyến trên khắp thế giới.
Nhờ lợi thế ra mắt trước, Shopify chiếm lĩnh khá nhiều thị trường. Tuy nhiên, dựa trên đánh giá của người tiêu dùng thì Shopify và BigCommerce vẫn là hai đối thủ rất xứng tầm, đặc biệt khi BigCommerce đang ngày càng thể hiện khả năng vượt trội của mình.
Nhìn chung, hai nền tảng này đều mang đến giao diện tối giản, dễ dàng quản lý và tùy chỉnh. Chúng cung cấp cho người dùng đầy đủ những tính năng quan trọng và cần thiết, bao gồm cả những tính năng tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay.
So sánh Shopify và BigCommerce
Dưới đây là phần so sánh chi tiết, khách quan của chúng tôi về hai nền tảng Shopify và BigCommerce nhằm giúp bạn có thể xác định được nền tảng nào sẽ phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.
Giá thành
Các gói giá của Shopify
Shopify Lite: 9$/tháng.
Gói Shopify cơ bản: 29$/tháng.
Shopify: 79$/tháng.
Gói Shopify nâng cao: 299$/tháng.
Gói Shopify Plus: giá thành thay đổi theo yêu cầu của khách hàng
Các gói giá của BigCommerce
Gói BigCommerce tiêu chuẩn: $29,95/tháng.
Gói BigCommerce Plus: $79,95/tháng.
BigCommerce Pro: $299,95/tháng.
Gói BigCommerce Enterprise: giá thành tùy chỉnh.
Nhận xét
Dựa vào hai bảng giá, có thể thấy Shopify cung cấp lựa chọn khởi điểm tiết kiệm hơn với gói Shopify Lite chỉ 9$/tháng. Với mức phí này, bạn có thể nhận được nút mua hàng trên mạng, đặt nút lên website hiện có, thậm chí cả các kênh truyền thông xã hội.
Với gói 29$/tháng, cả hai công cụ đều đem đến cho người dùng những tính năng gần như giống nhau. Bạn sẽ có sản phẩm, băng thông, khả năng lưu trữ tệp không bị hạn chế, các tùy chọn hỗ trợ, trò chuyện trực tuyến. Sự khác biệt rõ nhất đó là BigCommerce không giới hạn tạo tài khoản nhân viên, trong khi Shopify thì có.
Đến với gói 79$, Shopify sẽ cung cấp cho người dùng báo cáo chuyên nghiệp cùng thẻ quà tặng nhằm tạo ra các chương trình khuyến mãi. Còn BigCommerce sẽ giúp bạn có các phân khúc khách hàng, tính năng tiết kiệm giỏ hàng bị bỏ quên và một số chức năng nâng cao khác.
Nhìn chung, nếu so về giá thì hai nền tảng này không chênh lệch quá nhiều. Có lẽ sự khác biệt lớn nhất chính là ở gói 9$ của Shopify. Tuy nhiên, thực chất gói này chỉ cung cấp tính năng đặt nút mua hàng chứ không cung cấp cửa hàng trực tuyến, bạn nên lưu ý vấn đề này trước khi đăng ký nhé!
Song song đó, cả hai nền tảng này đều có chính sách cho dùng thử miễn phí trong vòng 14 – 15 ngày, họ cũng có các chương trình ưu đãi 10% và 20% đi kèm điều kiện sử dụng các bản nâng cao hoặc thanh toán một lần cho 1 – 2 năm sử dụng.
Thiết kế và thư viện
Về thư viện chủ đề và mẫu miễn phí thì Shopify có ưu thế hơn so với BigCommerce khi cung cấp đến 10 chủ đề miễn phí, trong khi BigCommerce chỉ có 7. Ở cùng các phong cách chủ đề thì Shopify và BigCommerce đều có nhiều tùy chọn khác nhau, chủ yếu thiên về màu sắc và không có sự khác biệt đáng kể.
Về mặt thiết kế, Shopify được đánh giá cao hơn nhờ tính đa dạng, tuy nhiên BigCommerce lại có khả năng đem đến cho người dùng sản phẩm có tính hiện đại và chuyên nghiệp.
Tính năng
Các tính năng là yếu tố cần thiết để lập trang web bán hàng trở nên chuyên nghiệp và vận hành hiệu quả hơn. Cả hai nền tảng này đều cung cấp cho người dùng những tính năng hữu ích như: tạo sản phẩm, quản lý kho, tối ưu cửa hàng với công cụ tìm kiếm, các phương thức thanh toán,…
Cổng thanh toán
BigCommerce và Shopify đều cho phép người dùng kết nối đa dạng cổng thanh toán với cửa hàng trực tuyến của mình. Tuy nhiên, số lượng sẽ khác nhau dựa theo từng quốc gia. Shopify hiện đang cung cấp hơn 100 cổng thanh toán, trong khi BigCommerce chỉ có khoảng 40 cổng.
Thông thường, người dùng chủ yếu chỉ sử dụng hai cổng thanh toán. Chẳng hạn như Paypay hoặc Shopify Payment đối với Shopify, Paypal hoặc Braintree đối với BigCommerce.
Bộ sưu tập và danh mục sản phẩm
Cả hai nền tảng này đều cung cấp tính năng đơn giản nhằm thiết lập các danh mục sản phẩm. Tuy nhiên, Shopify được đánh giá tiếp cận nhanh hơn và cho phép người dùng thêm sản phẩm một cách thủ công. Mặt khác, BigCommerce chỉ cung cấp tùy chọn chỉnh sửa hàng loạt và không có bộ sưu tập như Shopify.
Tùy chọn sản phẩm
Ở tính năng này, BigCommerce chiếm ưu thế hơn khi cho phép người dùng có thể tạo cả danh sách tùy chọn với tính linh hoạt cần thiết. Trái lại, Shoify chỉ giới hạn với 3 tùy chọn cho mỗi sản phẩm (chẳng hạn như kích thước, chất liệu và màu sắc).
Xuất/nhập dữ liệu sản phẩm
Trong khi Shopify chỉ cho phép xuất nhập dữ liệu sang định dạng CSV, BigCommere có sự linh hoạt hơn khi cung cấp cả CSV và XML. Tuy nhiên, cả hai nền tảng này đều không phù hợp để xuất/nhập loại nội dung khác mà chỉ cung cấp dễ dàng đối với các bài đăng website và trang tĩnh mà thôi.
Viết bài website
Viết bài website là thị trường ngách nhằm gia tăng lưu lượng truy cập, tối ưu hóa nội dung tốt sẽ là cách để quảng bá thương hiệu và sản phẩm vô cùng hiệu quả. Tính năng này hoạt động trên cả 2 nền tảng Shopify và BigCommerce.
Tuy nhiên, nó chỉ ở mức cơ bản, không có danh mục website, thẻ, bạn cũng không thể sử dụng plugin SEO theo phong cách Yoast để soạn thảo. Bên cạnh đó, BigCommerce cũng còn thiếu sót ở nguồn cấp RSS.
Phục hồi giỏ hàng bỏ quên
Khi thiết kế website thương mại điện tử, chức năng này nhằm mục đích hỗ trợ nhà quản trị gửi email đến khách hàng để nhắc họ về quá trình mua sắm đang bị tạm ngưng, hàng vẫn còn trong giỏ. BigCommerce cho phép phục hồi tới 15% tổng doanh số bị mất thông qua tính năng này, nó tốt và linh hoạt hơn so với Shopify bởi nền tảng này chỉ gửi email tự động theo từng khung giờ.
Công cụ báo cáo
Cả Shopify và BigCommerce đều sở hữu công cụ phân tích từ báo cáo bán hàng, tiếp thị, dữ liệu, tài chính và giỏ hàng bị bỏ quên. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt ở từng gói giá.
Trải nghiệm
Giao diện của 2 nền tảng này tương đối giống nhau, khá đơn giản và dễ sử dụng, mang đến trải nghiệm hài lòng cho người dùng. Bạn có thể sử dụng menu phía bên trái để chọn các tác vụ muốn làm, mọi thao tác đều có thể thực hiện dễ dàng chỉ với vài cú click chuột.
Cộng đồng sử dụng và khả năng hỗ trợ khách hàng
Cả Shopify và BigCommerce đều cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 với chất lượng phục vụ tốt và sở hữu cộng đồng người dùng đông đảo, lớn mạnh.
Nên chọn sử dụng nền tảng Shopify hay Big Commerce?
Hai nền tảng Shopify và BigCommerce đều sở hữu những điểm mạnh, điểm yếu nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, BigCommerce web design sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho những trang web kinh doanh sản phẩm của chính họ, quy mô kinh doanh lớn và mong muốn sự tùy chỉnh linh hoạt.
Mặt khác, khi đề cập đến yếu tố tài chính, Shopify for startups vì nền tảng có ưu thế hơn nhờ gói chi phí đa dạng, thẻ tín dụng thấp. Thư viện miễn phí và mọi chức năng đều được chăm chút. Vì vậy, đây sẽ là nền tảng phù hợp cho những ai mới bắt đầu xây dựng cửa hàng trực tuyến với quy mô nhỏ lẻ.
Hy vọng rằng bài viết bài trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hai nền tảng xây dựng website thương mại điện tử Shopify và BigCommerce, đồng thời có thể cân nhắc và xác định nền tảng nào phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Mong rằng cửa hàng kinh doanh trực tuyến của bạn sẽ hoạt động hiệu quả và thu hút nhiều lượt truy cập mỗi ngày.
Xem thêm: Woocommerce là gì? Hướng dẫn cài Woocommerce cho web bán hàng