Posted on

Bên cạnh WordPress, Squarespace,… thì Joomla cũng là một lựa chọn phổ biến của nhiều người khi có dự định thiết kế website. Vậy Joomla là gì? Nó có đặc điểm gì nổi bật thu hút người dùng? Bài viết dưới đây của Query Consulting sẽ giúp bạn hiểu hơn về Joomla và đưa ra quyết định sử dụng cho phù hợp.

Joomla là gì? Sự phát triển của Joomla

Joomla là một hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở (CMS) được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL. Joomla sở hữu đầy đủ các tính năng để xây dựng nội dung hoàn chỉnh cho một website. Không những vậy, hệ thống quản trị nội dung này còn hỗ trợ việc thiết kế các ứng dụng, tích hợp plugin và cho phép phát hành các ứng dụng nội dung trực tuyến mạnh mẽ. Đặc biệt, chúng hoàn toàn miễn phí khi sử dụng.

Xuất hiện từ rất sớm, vào năm 2005, Joomla trải qua thời gian dài được kiểm định trực tiếp từ người dùng. Đến nay, hệ thống đã giành được sự yêu mến và tin chọn của hơn 99 triệu người dùng tải về. Điều này cũng giúp Joomla trở thành một trong những hệ thống CMS được sử dụng dãi nhất trên toàn cầu. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có những thắc mắc hoặc gặp vấn cần tư vấn hỗ trợ về Joomla có thể liên hệ ngay với Mona Host, đơn vị thiết kế, lập trình web hàng đầu hiện nay.

Đặc điểm nổi bật của Joomla là gì

Với Joomla, bạn có thể xây dựng website ở bất kỳ kích thước nào. Khi sử dụng Joomla, bạn sẽ thấy hệ thống quản trị nội dung này có nhiều đặc điểm nổi bật như:

Đa ngôn ngữ

Joomla hỗ trợ tới 75 ngôn ngữ khác nhau. Đây chính là điểm cộng giúp Joomla dễ dàng được đón nhận của người dùng trên toàn thế giới. Dù bạn không biết hay không thạo tiếng Anh thì cũng có thể sử dụng được.

Dễ sử dụng

Joomla là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ thiếu sót những tính năng cần thiết. Thực tế Joomla sử dụng giao diện WYSIWYG thân thiện với người dùng. Nhờ giao diện này, việc output dữ liệu sẽ giống y hệt những gì bạn thấy trong trình chỉnh sửa. Ngoài ra, Joomla cũng thường xuyên cập nhật các tính năng mới giúp cải thiện tính năng và đem tới nhiều trải nghiệm hấp dẫn hơn cho người dùng.

Bảo mật tốt

Sử dụng Joomla, bạn có thể yên tâm phát triển web bởi hệ thống này hỗ trợ tính năng xác thực hai yếu tố và giúp hạn chế khả năng bị hacker xâm nhập. Trong trường hợp bạn bị lộ thông tin hay bị hacker phá hoại, bạn có thể khôi phục lại website một cách dễ dàng.

Khả năng tương thích cao

Khả năng tương thích cao là tiêu chuẩn hàng đầu trong thiết kế web. Và Joomla sẽ đáp ứng tốt bạn yêu cầu này.

Một website được tạo từ Joomla sẽ có khả năng hoạt động hoàn hảo trên mọi thiết bị ở những kích thước khác nhau. Điều này giúp cho website ghi điểm cho mắt khách ghé thăm, giữ chân người dùng và tăng cơ hội cạnh tranh tốt hơn.

Cộng đồng lớn

Là một nền tảng mã nguồn mở nên Joomla khuyến khích người dùng đóng góp, xây dựng. Dù khi sử dụng không được hỗ trợ trực tuyến từ nhà phát triển nhưng bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của chính những người dùng.

Khi tham khảo ý kiến từ cộng đồng, bạn sẽ có được những lời khuyên từ chính những người đã có kinh nghiệm sử dụng nền tảng. Bạn sẽ giải quyết các vấn đề gặp phải nhanh chóng hơn.

Lợi ích khi tạo website với Joomla là gì?

Bên cạnh các đặc điểm nổi bật kể trên, khi sử dụng Joomla để tạo website, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích khác như:

  • Kho tiện ích mở rộng lên tới 8000+
  • Website được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm một cách hoàn hảo giúp thúc đẩy quá trình SEO web thành công cao hơn.
  • Công cụ ACL giúp kiểm soát người dùng truy cập vào website chính xác.
  • Thỏa sức sáng tạo menu website theo sở thích.
  • Chuyển hướng url đơn giản.
  • Dễ dàng duy trì các hình ảnh, thêm các hình thức liên lạc hay cập nhật hệ thống,…

Ngoài ra, Joomla cũng có liên kết với bên thứ 3 để cung cấp add ons và plugins. Nhờ đó, bạn có thể thoải mái sáng tạo với Joomla mà không lo bị giới hạn.

So sánh Joomla với WordPress, cái nào tốt hơn cho SEO?

Có người thích Joomla, cũng có nhiều người lại lựa chọn CMS WordPress. Cả 2 nền tảng này đều có những đặc điểm riêng khó hòa lẫn khiến chúng hấp dẫn người dùng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên chọn Joomla hay WordPress, bạn có thể tham khảo đánh giá đơn giản dưới đây.

Joomla WordPress
Phức tạp hơn, cấu trúc linh hoạt và nội  dung sâu rộng. Đơn giản và dễ dàng sử dụng hơn dù không chuyên
Không cung cấp nhiều chủ đề & plugins để lựa chọn Nhiều chủ đề & plugins
Khi sửa đổi tối ưu SEO cần tới kiến thức lập trình chuyên sâu mới gặt hái được nhiều lợi ích. Được tích hợp gói SEO có sẵn, cho phép các trang web nâng cao thứ hạng chỉ trong thời gian ngắn, tùy vào tần số cập nhật nội dung.

Tóm lại, Joomla phù hợp với những website yêu cầu tính linh hoạt, nội dung sâu rộng và bài bản hơn. Trong khi WordPress hướng tới yếu tố đơn giản, dễ dùng cho người ngay cả không có kiến thức lập trình chuyên môn.

Tuy nhiên, nếu bạn đang có dự định thiết kế website tin tức, trường học, web thể thao – giải trí, web thương mại điện tử, danh bạ trực tuyến, mạng xã hội hay blog cá nhân, hãy tham khảo Joomla. Công năng của Joomla có sự tương thích cao với các tính năng của những loại website này.

Cách cài đặt và sử dụng Joomla

Cách cài đặt Joomla tương đối đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Download Joomla

  • Bạn tải nền tảng tại địa chỉ: http://www.joomla.org/download.html
  • Giải nén bộ cài đặt Joomla ra thư mục Hosting web. Tùy vào định dạng nén của bộ cài đặt mà bạn có thể dùng các chương trình giải nén khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể giải nén xong up lên Hosting web thông qua FTP hoặc FileZilla.

Cài đặt Joomla trên cPanel

  • Bạn đăng nhập vào cPanel, chọn File Manager. Sau đó, bạn vào thư mục public_html rồi chọn Upload.
  • Sau khi upload file cài đặt Joomla được download về, bạn sử dụng tính năng Extract trong File Manager.
  • Sau khi upload bộ cài đặt lên Hosting, bạn cần tạo Database và User Database cho website mới. Truy cập tên miền đã được trỏ về hosting và khai báo các giá trị theo yêu cầu.
  • Tại mục Cấu hình cơ sở dữ liệu, bạn điền các thông tin bao gồm: Loại cơ sở dữ liệu (MySQL hoặc MySQLi), Name Server, User Database & mật khẩu, Tên Database đã tạo, tiền tố bảng (để mặc định).

Khi hoàn tất các thao tác cài đặt, bạn thực hiện gỡ bỏ thư mục cài đặt bằng cách chọn Gỡ bỏ thư mục cài đặt trên giao diện cài đặt Joomla.

Khởi tạo Database MySQL

  • Trong giao diện cPanel, bạn nhấp vào mục Database, sau đó chọn MySQL Databases.
  • Nhập tên Database muốn khởi tạo, sau đó chọn Create Database.
  • Vào mục Add New User để khởi tạo user cho Database.
  • Vào mục Add user to database, chọn Add để map user với database tương ứng.
  • Cuối cùng, tích vào All Privileges, chọn Make Changes.

Cách sử dụng PhpMyAdmin

PhpMyAdmin là một công cụ quản lý database mạnh mẽ được sử dụng phổ biến. Với PhpMyAdmin, người dùng có thể tìm kiếm, chỉnh sửa các record, import, export database. Cách dùng như sau:

  • Trong giao diện cPanel, chọn PhpMyAdmin.
  • Chọn Export để backup database trong PhpMyAdmin. Sau đó, bạn chọn Quick, vào Display only the minimal options và chọn Go để tải file backup về máy.
  • Sang mục Import để restore database với một file database. Bạn chọn Choose File sau đó chọn Go.

Ngoài các hướng dẫn trên, khi sử dụng Joomla bạn sẽ hay phải thêm bài viết, các thành phần, danh mục, tạo bài viết nổi bật, tạo liên hệ, cài đặt tiện ích,… Hy vọng chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về nền tảng Joomla là gì, từ đó đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất.

Xem thêm: WordPress, Joomla, Drupal – CMS nào thiết kế website tốt nhất?